Để có loại trà vừa tốt cho sức khỏe, vừa có thể chữa được nhiều bệnh, bạn nên tự thu hái, sơ chế bồ công anh thành trà. Khi pha chế, ngoài nguyên liệu chính, bạn còn có thể kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên những công thức trà cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng như dưới đây.
Cách làm trà bồ công anh tại nhà (Ảnh: Internet)
Trà Bồ Công Anh
Trà bồ công anh thường được dùng để chữa các chứng chán ăn, dạ dày bị khó chịu, đầy hơi, đau nhức cơ bắp, đau khớp, sỏi mật, bệnh chàm… Trà còn có nhiều tác dụng trong việc tăng năng lượng nước tiểu, nhuận tràng hay dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa hoặc làm thuốc bổ… Đặc biệt, trà còn dùng điều trị các bệnh viêm nhiễm và nhiễm trung do virus và ung thư.
Nguyên liệu pha trà bồ công anh
- 3.5 gam trà bồ công anh (lá và thân, hoặc rễ).
- 0.5 gam hoa hồng khô/sấy.
- Đường.
- Nước suối nấu trà.
- Dụng cụ: ly, nồi, bếp, rây lọc…
Hướng dẫn cách làm trà bồ công anh
Giai đoạn 1: Thu hái, sơ chế thành trà
Để làm trà này, bạn có thể dùng lá cây bồ công anh hoặc rễ cây hay thân cây đều được.
- Nếu dùng rễ, bạn nên nhổ rễ vào đầu xuân hoặc cuối thu sẽ thu được nhiều chất bổ dưỡng từ cây. Bạn chọn những cây già để rễ to, đem về rửa sạch và thái lát theo bề ngang của rễ. Sau đó đem sấy khô hoặc rang lên, để nguội và cho vào bình thủy tinh kín nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Nếu dùng thân cây, bạn nên chọn những cây nhỏ và dài, thân và cành có màu tím là tốt nhất. Thời điểm thu hoạch lý tưởng là vào giữa tháng 4 đến tháng 5, vì lúc này trà sẽ có vị đắng, thơm và đậm đà nhất. Sau đó, rửa sạch thân cây và lá rồi phơi trong râm cho đến khi khô hoàn toàn.
- Trà rễ hoặc thân bồ công anh thường có vị đậm, đắng chát hơn so với lá, vì vậy nếu thích vị nhạt và nhẹ nhàng hơn, bạn có thể dùng lá cây để làm trà. Nên hái lá vào sáng sớm, sau đó rửa sạch, hoặc sấy khô lá trà và đem bảo quan. So với rễ và thân, chế biến lá trà đơn giản hơn và có thể bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng trà từ kết hợp các bộ phận rễ, thân, lá của bồ công anh đều được.
Sơ chế nguyên liệu (Ảnh: Internet)
Giai đoạn 2: Pha trà bồ công anh
Để trà dễ uống, thơm ngon và mang lại nhiều công dụng sức khỏe khác, bạn nên kết hợp trà với một số nguyên liệu khác như: hoa hồng, trà xanh, lá sen hoặc rau ngô với cách làm và công thức dưới đây.
Đối với trà rễ bồ công anh hoặc thân, bạn nên nấu thành nước trà bằng cách cho nước suối vào nồi. Cho rễ hoặc thân trà + đường vào nước và đun đến khi sôi. Khi trà sôi, bạn đun nhỏ lửa khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp. Để nước trà nguội khoảng 60 – 80 độ C, bạn cho cánh hoa hồng khô hãm một lát rồi chắt hỗn hợp trà qua rây vào bình. Thưởng thức trà khi còn nóng.
Đối với lá trà, bạn có thể chỉ cần hãm lá trà với nước nóng khoảng 80 – 95 độ C là được. Ngoài công thức trà bồ công anh hoa hồng, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để uống hằng ngày mà không hề ngán với các công thức sau:
- Trà bồ công anh chè xanh: 2 gam lá bồ công anh, 0.8 gam trà xanh, 0.2 gam hoa quế.
- Trà bồ công anh rau ngô: 0.4 gam trà bồ công anh, 1 gam rau ngô, 0.3 gam ngọc trúc, 0.3 gam hoa hồng.
- Trà bồ công anh lá sen: 0.7 gam rễ bồ công anh, 0.3 gam hoa hồng, 2 gam lá sen.
Pha chế trà thành những thức uống thơm ngon và tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Lưu ý khi sử dụng trà bồ công anh
Lưu trữ và bảo quản trà bồ công anh ở nơi tránh ẩm và ánh sáng.
Không nên dùng trà bồ công anh nếu bạn thuộc những đối tượng sau:
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Những người mẫn cảm với các thành phần cây bồ công anh.
- Người mắc bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện nước sinh lý
- Người bị tăng huyết áp, suy tim sung huyết
- Người có hội chứng kích thích đường ruột, tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật, tắc ruột hoặc dị ứng nhựa cao su.
Hi vọng từ cách làm trà, cách sử dụng và các kiến thức bổ ích về trà bồ công anh sẽ giúp bạn có được loại trà thơm ngon, nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe từ việc sử dụng đúng cách. Bạn cũng có thể tìm hiểu cách làm trà giúp giảm căng thẳng tại nhà với công thức trà củ sen sau, chúc các bạn thành công!