Học cách nấu trà bí đao để thưởng thức vào những ngày thời tiết nắng nóng hoặc dùng sau những bữa tiệc là một lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thức uống được nấu từ nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe sẽ giúp cơ thể cân bằng dưỡng chất, hỗ trợ điều trị bệnh nóng trong người, thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Bí quyết nấu trà bí đao nguyên vẹn vị ngọt tự nhiên
Trà bí đao giải nhiệt là nhờ vào hai thành phần chính là bí đao, thục địa. Nếu bí đao có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ đào thải độc tố thì thục địa tốt cho tim mạch, cầm máu, lợi tiểu… Thường xuyên thưởng thức trà bí đao sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe để học tập và làm việc tốt hơn.
Cách làm trà bí đao lại đơn giản nên ai cũng có thể tham khảo công thức và tự nấu tại nhà để cả gia đình cùng thưởng thức. Cùng Trithucmoi365.edu.vn tìm hiểu ngay thức uống giải nhiệt này bên cạnh công thức làm nước ép bí đao nhé!
Video hướng dẫn nấu sâm bí đao
Cách nấu trà bí đao không bị chua
Trà bí đao hay còn gọi là sâm bí đao có cách làm đơn giản, rất dễ thực hiện tại nhà. Ảnh: Internet
Nguyên liệu nấu trà bí đao
- 1,5kg bí đao
- 50 – 70g lá dứa
- 4 khúc mía
- 100g đường cát
- 200g đường phèn
- 5g thục địa
- 2 lít nước lọc
Cách nấu trà bí đao đơn giản tại nhà
Cách chọn bí đao để nấu trà ngon
Bạn chọn những quả bí đao già để nước sâm đậm vị và thơm hơn, hạn chế bí đao còn non vì sẽ làm nước bị chua. Bạn nên chọn quả thẳng, da thật xanh, nặng tay, quả bí còn lông tơ, được hái vào buổi sáng mới là tốt nhất. Bấm nhẹ móng tay, bạn sẽ thấy mềm khi bí non, chú ý cuống bí to là bí non, ít ruột, ít hột già.
Sơ chế nguyên liệu
Bí đao mua về, bạn ngâm với nước muối pha loãng, rửa sạch, giữ nguyên vỏ. Sau đó, bạn bổ đôi quả bí theo chiều dọc, bỏ phần ruột bí vì đây là nguyên nhân làm nước sâm của bạn bị chua. Bí đao cắt thành từng khúc có độ dày chừng 3cm. Việc cắt khúc bí đao sẽ giúp bí nhanh tiết ra hương thơm và mùi vị.
Bỏ ruột bí đao để nước sâm không bị chua
Lá dứa rửa sạch, cắt đôi rồi cột lại thành một bó. Mía bạn nên đem đi nướng để mía thơm và ngọt hơn. Sau đó, bạn dùng dao chẻ nhỏ mía.
Thục địa: có tác dụng tạo màu sắc và tăng dinh dưỡng cho thức uống. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều thục địa sẽ làm nước sâm bị đắng. Bạn có thể mua thục địa tại những quầy thuốc bắc. Sơ chế thục địa đơn giản bằng cách cắt thục địa ra thành từng lát mỏng vừa là được.
Sơ chế nguyên liệu đúng cách để nước sâm ngon chuẩn vị
Nấu trà bí đao
Chuẩn bị nồi lớn, xếp mía dưới đáy nồi rồi xếp đường phèn lên trên. Sau đó, bạn cho vào 2 lít nước và đậy kín vung, nấu sôi.
Nước sôi và đường phèn tan, bạn cho đường cát, bí đao, thục địa, lá dứa vào nồi và chỉnh lửa vừa, nấu trong vòng 15 phút. Lưu ý là không nấu bí đao quá lâu sẽ làm nước sâm bị chua.
Nấu trà bí đao với thục địa, mía để thành phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên. Ảnh: Internet
Lọc nước trà bí đao
Đủ 15 phút, bạn tắt bếp rồi dùng rây lọc bỏ xác nguyên liệu, rót nước sâm vào chai và thưởng thức nóng hoặc lạnh đều được.
Trà bí đao là thức uống giải nhiệt tuyệt vời. Ảnh: Internet
Nếu mùa hè, bạn có thể ướp lạnh nước sâm trong ngăn mát tủ lạnh hoặc cho thêm ít đá viên. Nếu mùa đông, thưởng thức nước sâm nóng không chỉ giải nhiệt mà còn giúp cơ thể bạn ấm lên.
Cách nấu trà bí đao hạt chia
Bên cạnh cách nấu truyền thống, bạn có thể sáng tạo với cách nấu trà bí đao sương sáo hạt chia. Ảnh: Internet
Nguyên liệu
- 2,5kg bí đao
- 10g hạt chia
- 3 khúc mía
- 200g lá dứa
- 2 quả la hán quả
- 50g thục địa
- 500g đường phèn
Cách thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
Bí đao rửa sạch, cắt thành từng khoanh dày khoảng 2,5cm, loại bỏ phần ruột bí. Nếu có thời gian, bạn nên đem bí đi nướng sơ qua, khi nấu trà sẽ thơm hơn. Mía cũng đem nướng đến khi vỏ hơi sậm lại và dậy mùi thơm, hoặc bạn có thể lùi mía dưới tro nóng.
Bí sau khi nướng thì đem cạo rửa sạch phần bị cháy, chẻ mía làm 4. Lá dứa rửa sạch, bó lại cho gọn.
Một số nguyên liệu chính để nấu trà bí đao. Ảnh: Internet
Nấu sâm bí đao
Xếp mía dưới đáy nồi, bẻ đôi la hán quả rồi cho vào cùng, thêm thục địa, bí đao rồi đổ vào nồi 5 lít nước. Bắc nồi lên bếp nấu với lửa vừa, khi nước sôi khoảng 30 phút thì cho lá dứa vào. Hạ lửa nhỏ và nấu thêm 15 phút nữa.
Không nên cho lá dứa vào quá sớm sẽ khiến nước sâm bị đắng. Ảnh: Internet
Ngâm hạt chia
Cho hạt chia vào ly, rót vào 200ml nóng, khuấy đều và đợi khoảng 10 phút để hạt chia nở ra. Nếu không có hạt chia, bạn có thể thay thế bằng hạt é.
Hoàn thành
Khi bí chín mềm là đã ra hết chất ngọt. Bạn vớt bỏ tất cả nguyên liệu, rồi cho vào nồi nước sâm 1/2 muỗng cà phê muối và 500g đường phèn, nấu thêm 3 phút nữa để đường tan hết rồi tắt bếp.
Lượng đường có thể gia giảm tùy theo khẩu vị. Ảnh: Internet
Yêu cầu thành phẩm
Nước sâm bí trong và có màu nâu nhạt, không quá đen, có mùi thơm dịu đặc trưng. Khi uống cảm nhận vị ngọt thanh nhẹ dễ chịu. Bạn có thể lược lại để nước sâm bí trong hơn.
Rót sâm bí ra ly, thêm hạt chia và sương sáo nếu thích rồi thưởng thức. Sâm bí đao uống nóng hay lạnh đều ngon. Bạn có thể thêm đá trực tiếp hoặc đợi nước sâm nguội hẳn thì đem chiết vào chai, cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản để dùng trong ngày.
Mùa hè oi bức, uống một ly sâm mát lạnh, thơm dịu thì rất đã khát, bao nhiêu mệt mỏi đều tan biến. Ảnh: Internet
Trà bí đao và công dụng trong làm đẹp
Bí đao là loại quả có vị ngọt, tính hàn. Theo nghiên cứu, cứ 100 gram bí đao chứa 0,4g protid, 2,4 gram glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C…
Thường xuyên uống nước trà bí đao hoặc ăn bí đao giúp bạn thanh nhiệt, giải độc, tránh cảm nắng, làm đẹp da. Nhưng bên cạnh đó, nước sâm bí đao còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe đáng kể như: chữa phù nề, giảm u nhọt, trị ho, cảm sốt và hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Đồng thời, uống sâm bí đao sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh ung thư, tăng cường sức đề kháng… Trà bí đao giảm cân là một lựa chọn nếu bạn đang muốn có được một vóc dáng như ý.
Theo các nghiên cứu khoa học, hạt chia có khả năng hấp thụ nước gấp 16 lần so với trọng lượng của nó. Vì vậy, hạt chia hỗ trợ giảm cân và béo phì khi tạo ra cảm giác no lâu, giúp cơ thể nạp ít năng lượng. Hạt chia còn giúp da, tóc, móng khỏe mạnh, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tốt cho phụ nữ mang thai, ngăn ngừa loãng xương…
Uống trà bí đao nhiều có tốt không?
Uống trà bí đao tốt cho sức khỏe nhưng bạn lưu ý là chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng quá mức. Đối với trẻ em, người già và những người dễ bị lạnh bụng, đi lỏng thì không nên uống nhiều nước sâm và các loại nước giải nhiệt khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống trà bí đao đúng cách như: hạn chế uống sau bữa ăn sử dụng nhiều thực phẩm tươi sống để tránh bị rối loạn tiêu hóa; không nên uống quá nhiều vào buổi tối.
Cách bảo quản trà bí đao được lâu
- Nước sâm sau khi nấu, bạn cho vào chai thủy tinh, đặt trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
- Chai thủy tinh phải được khử trùng, để ráo nước và có nắp đậy kín.
- Nước sâm nên uống hết sau 3 – 4 ngày bảo quản trong tủ lạnh.
Nên bảo quản trà bí đao trong chai thủy tinh sạch. Ảnh: Internet
Mỗi ngày một ly trà bí đao giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Sau một khoảng thời gian sử dụng, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của cơ thể. Nếu bạn chưa biết cách nấu sâm bí đao thơm ngon, đừng quên lưu lại công thức của Trithucmoi365.edu.vn nhé.
Nếu bạn có dự định mở quán trà bí đao hoặc kinh doanh các loại nước sâm, nước mát thanh nhiệt, bạn có thể tham khảo chuyên đề Sâm dinh dưỡng hiện đang chiêu sinh. Tham gia lớp học, bạn sẽ được cung cấp công thức nấu các loại nước sâm độc quyền từ chuyên gia như: sâm 24 vị, sâm atiso, sâm rong biển, bông cúc long nhãn, sâm bí đao, sâm bổ lượng, chè dưỡng nhan…
Mọi thông tin chi tiết về học phí, lịch học, địa điểm học… mời bạn liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi), để lại thông tin cá nhân tại form bên dưới hoặc trực tiếp đến chi nhánh gần nhất của Trithucmoi365.edu.vn.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo thêm bài viết cách làm trà vải tại website của chúng tôi ngay nhé.